|
|
Nguồn gốc và ý nghĩa về lá cờ vàng ba sọc đỏ
Ông Trần văn Ân cho biết , một cuộc thi mẫu quốc kỳ đã được phổ biến cấp tốc cho các chính quyền tại các Phần và các đoàn thể chính trị . Một Ban giám khảo đã được thành lập để chấm thi gồm những nhân vật sau đây : - Ông Nguyễn Hữu Thuần . Hội viên hội đồng Nam Kỳ . Chủ Tịch ủy Ban - Ông Đỗ Quang Giai . Chủ Tịch Ủy Ban Lâm thời về Hành chánh và Xã Hội tại Bắc Phần : Ủy viên - Ông Nguyễn Văn Xuân . Thủ Tướng chính phủ lâm thời Nam Phần Việt Nam : Uỷ Viên - Ông Trần Văn Lý . Chủ Tịch Uỷ Ban chấp hành lâm thời tại Trung Phần : Ủy Viên - Các Tổng Trưởng trong chính phủ Nguyễn Văn Xuân : Ủy Viên - Đại Diện hai tôn giáo . Cao Đài và Phật giáo Hoà hảo : Uỷ Viên Có tất cả 5 mẫu quốc kỳ dự thi được trưng bày tại phòng khánh tiết của Dinh Gia Long : một mẫu của Nam Phần , một mẫu của Trung Phần , một mẫu của Bắc Phần , một mẫu của Phật Giáo Hoà Hảo , và một mẫu Cao Đài . Mẫu của Nam Phần là lá cờ vàng ba sọc đỏ là do Ông Trần Văn Ân Tổng Trưởng Thông Tin truyên truyền đề nghị . Chúng tôi có hỏi cụ về kiểu của các mẫu khác , nhưng cụ không nhớ , tuy nhiên cụ Vĩnh Thọ , bào huynh của Trung Tướng Vĩnh Lộc , một Đại Biểu trong phái đoàn trung Phần , cho biết cụ nhớ có một là màu vàng ơ/ giữa có 3 ngôi sao đỏ . Khi một ký giả Pháp hỏi cụ nghĩ sao về mẫu cờ này , cụ đã trả lời bằng tiếng Pháp như sau : " S'il vous plait , epargnez-nous la vue des étoiles de sang "( Xin Quý Vị vui lòng đừng cho chúng tôi thấy những ngôi sao máu ) Cuối cùng ban giám khảo đã quyết định chọn lá cờ vàng ba sọc đỏ của cụ Trần Văn Ân vì vừa đẹp , vừa dể làm và vừa có ý nghĩa .Nền vàng tượng trưng cho màu của dân tộc và ba sọc đỏ tượng trưng cho ba miền , trung , nam , bắc . Ngày 20/05/1948 Hội nghị Đại Biểu các Phần và đại diện các đoàn thể được tổ chức tại Sài Gòn để biểu quyết về thành phần chính phủ mới cũng như quốc kỳ và quốc ca . Thành phần hội nghị gồm có : - Chánh Phủ Lâm Thời Nam Phần Việt Nam - Ủy Ban Hành Chánh Lâm Thời Trung Phần được thành lập tại Huế ngày 12/04/1947 - Ủy Ban Lâm Thời về quản trị Hành Chánh và Xã Hội tại Bắc Phần được thành lập tại Hà Nội ngày 19/05/1947 - Đại Biểu các đoàn thể chính trị và các xu hướng lý tưởng . Trong sốcác Đại Biểu này , người ta thấy có các nhân vật sau đây : Đặng Hữu Chi , Hà Xuân Hài , Lê Văn Hoạch , Phạm Công Tắc , Nguyễn Khoa Toàn , Trần Quang Vinh , Hà Xuân tế , Đỗ Quang Giai , Nghiêm Xuân Thiện , Nguyễn Khắc Vệ . Số Đại Biểu gồm khoảng 40 người Sau khi nghe Tướng Nguyễn Văn Xuân trình bày tình hình và chiếu chỉ của Bảo Đại . Hội nghị biểu quyết : - Bầu Thiếu Tướng Nguyễn Văn Xuân làm Thủ Tướng Chính Phủ Trung Ương Lâm Thời - Chấp nhận lá cờ vàng ba sọc đỏ là quốc kỳ và bài thanh Niên Hành Khúc của Lưu Hữu Phước là quốc ca Ngày 2/06/1948 Thủ Tướng Nguyễn Văn Xuân ban hành sắc lệnh số 3 ấn định Pháp Quy tạm thời ( Statut Provisore ) như một hiến chương lâm thời , trong đó có ghi rỏ quốc kỳ là lá cờ vàng ba sọc đỏ và quốc ca là bài Thanh niên hành khúc của Lưu Hữu Phước , cũng trong ngày này . Thủ Tướng Nguyễn Văn Xuân đã công bố thành phần Chính Phủ Trung Ương Lâm Thời Tài liệu lịch sử cho biết sự hình thành của lá cờ vàng ba sọc đỏ là như thế , nhưng trong cuốn " Les guerres du Viet Nam " Tướng Trần Văn Đôn dám nói rằng ông ta là tác giả của lá cờ vàng ba sọc đỏ , bị lật tẩy trong lần tái bản ông ta phải bỏ đi . Nhóm Đỗ Mậu còn tệ hơn , phịa rằng " Người vẻ ra lá cờ vàng ba sọc đỏ là Linh Mục dòng trên Trần Hữu Thanh , người chấp nhận là Quốc Trưởng Bảo Đại " và ba sọc đỏ tượng trưng cho ba ngôi ( Tam vị nhất thể , chúa cha , chúa con và thánh thần ) của Thiên Chúa . Sự xuyên tạc lịch sử một cách trắng trợn này chỉ nhằm biện minh cho lý do tại sao nhóm này đã tiếp tay với Cộng Sản trong việc chiếm đoạt miền Nam Việt Nam . Nhóm này cho rằng chính quyền quốc gia chỉ là tay sai của Vatican ! Bài Quốc ca
1er Couplet ( Tiểu khúc 1 ) Etudiants !Du sol L'appel tenace , Pressant et fort ,retenil dans l'espace Des côtes d'Annam aux ruines d'Angkor, A travers les monts, du Sud jusqúau Nord, Une voie montes ravie : Servir la chère Patrie ! Toujours sans reproche et sans peur Pour rendre la vie meilleurẹ La joie,la ferveur, la jeunesse . Sont pleines de fermes promesses . Refrain ( Điệp khúc ) Te servir , Indochine Avec coeur et disciplinẹ C'est notre but , c'est notre lọi Et rien n'ébranle notre foi ! Bản nhạc này được chính thức công nhận là bản " Sinh viên hành khúc " kể từ ngày 15/1/1942 với câu khởi đầu tiếng việt là : " Này sinh viên ơi , đứng lên đáp lời sông núi ..." Từ phong trào phát triển thể thao và văn hoá , năm 1942 Phạm Ngọc Thạch đã bí mật tổ chức Thanh niên Tiền phong và định cho xuất bản tờ Gỉai phóng , nhưng Pháp phát hiện và phá vở , sau khi Nhật lật đổ Pháp Thanh niên tiền phong công khai họa động , bản sinh viên hành khúc được đổi thành " Thanh niên hành khúc " với câu mở đầu là : " Này thanh niên ơi , quốc gia đến ngày giải phóng .." Sau khi Việt minh cướp chính quyền , Thanh niên tiền phong được đổi thành là Thanh niên cứu quốc bản " Tiến quân ca " được dùng thay bản thanh niên hành khúc với câu khởi đầu là : " Đoàn quân Việt Nam đi , sao vàng phất phới ..." Cụ Trần Văn Ân cho biết khi sắp sửa hình thành Chính Phủ Trung Ương Lâm Thời do Thiêu Tướng Nguyễn Văn Xuân làm Thủ Tướng , cụ đã cho đài phát thanh Sài Gòn phát đi phát lại hằng ngày bản " Thanh niên hành khúc " nói trên , vì lúc đó không có bài nào có thể kích thích lòng yêu nước bằng bài đó , vì bài thanh niên hành khúc là một bản nhạc hùng tráng , kích thích lòng yêu nước và được nhiều người biết đến , nên ban giám khảo tuyển chọn lá quốc kỳ cũng đã quyết định lấy bản nhạc này làm quốc ca , về sau lời của bài này được sửa đi sửa lại nhiều lần cho hợp với bài quốc ca , nên lời ca không còn giống lời ca nguyên thuỷ nữa Ngày 15/08/1956 Quốc Hội lập hiến Đệ nhất Cộng Hoà đã thành lập Uỷ Ban Hiến Pháp gồm 15 Dân Biểu có nhiệm vụ soạn thảo Hiến Pháp Việt Nam Cộng Hoà . Trong khi soạn thảo Hiến Pháp . Ủy Ban đã mở một cuộc thi tuyển về quốc kỳ và quốc ca , số mẫu quốc kỳ và quốc ca được gởi tấp nập , sau khi lấy ý kiến của nhiều giới khác nhau Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã mời Đại Tướng Lê Văn Tỵ Tổng Tham mưu trưởng đến hỏi ý kiến Lê Văn Tỵ phát biểu rằng lá cờ vàng ba sọc đỏ và bài quốc ca hiện nay là biểu tượng cho quốc gia Việt Nam , nhiều chiến sĩ đã chiến đấu và hy sinh dưới lá cờ này . Do đó theo ý kiến của Đại Tướng , không nên thay lá cờ và bài quốc ca đó , ý kiến Tướng Tỵ đã được Tổng Thống Diệm đồng ý và chuyển đến Quốc Hội Lập Hiến , qua các cuộc thảo luận Quốc Hội nhận thấy rằng ý kiến này là chính đáng nên quyết định không thay đổi , vì thế trong bản hiến pháp được ban hành ngày 26/10/1956 . Chúng ta thấy lá quốc kỳ và bài quốc ca vẫn được giử nguyên , trong Hiến Pháp Đệ Nhị Cộng Hoà ban hành ngày 1/4/1967 lá quốc kỳ và bài quốc ca vẫn không thay đổi Trích bài viết của : Tú Gàn
* Bạn đương xem Trang phụ của Làng Mỹ Khê |